Phát sinh chi phí trong thi công xây dựng, nguyên nhân và cách phòng tránh

Phát sinh chi phí trong thi công xây dựng nhà ở – Đề tài được quan tâm hàng đầu đối với nhiều gia chủ trong giai đoạn chuẩn bị hoặc đang xây dựng nhà ở.

Bài viết này sẽ phân tích và giải thích vì sao nhiều chủ nhà hay gặp trường hợp trong quá trình thi công các nhà thầu lại tính phát sinh này, phát sinh kia, dẫn đến mối quan hệ giữa chủ nhà và nhà thầu có sự mâu thuẫn đôi khi không hiểu nhau dẫn đến sự không hài lòng với nhau. Nghiêm trọng hơn có trường hợp các nhà thầu đã bỏ ngang giữa chừng vì chủ nhà không chịu tính phát sinh cho mình.

Phát sinh chi phí khi thi công xây dựng nhà ở
Phát sinh chi phí khi thi công xây dựng nhà ở

Rất nhiều trường hợp như thế, và bài viết này chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề tưởng chừng khúc mắt khó giải quyết mà sau khi đọc bài viết sẽ giúp ta hiểu rõ hơn, minh bạch hơn để giữa chủ nhà với nhà thầu có được tiếng nói chung làm việc với nhau cùng nhau hoàn thành sản phẩm mình tạo ra là căn nhà cho gia chủ được xuông sẻ thuận lợi.

1. Những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình huống phát sinh:

Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau có thể dẫn đến trường hợp phát sinh trong thi công xây dựng, điển hình như sau:

+ Chủ nhà chưa chuẩn bị kiến thức cơ bản về những vấn đề xây dựng trước khi thi công căn nhà của mình, những vấn đề cơ bản mà ở đây cụ thể như sau; cách tính diện tích thi công, đơn giá thi công, chủng loại vật tư khi xây dựng, nhu cầu xây dựng của mình (làm những gì trong căn nhà mình để hoàn thiện), …

Phát sinh chi phí khi thi công xây dựng nhà ở

+ Thay đổi phương án hay còn gọi công năng kiến trúc dẫn đến thay đổi khối lượng trong lúc thi công.

+ Làm đến đâu chỉ tay đến đó, đây cũng là vấn đề thường gặp đối với các chủ nhà xây dựng mà không chuẩn bị bản vẽ thiết kế. Vấn đề này hay gặp phải và phát sinh rất nhiều vấn đề mà ta không thể lường trước được.

+ Không am hiểu, không đọc kỹ hợp đồng, thích làm thế này thích thay đổi vật tư tốt, vật tư xịn nhưng hợp đồng lại đề cập loại vật tư cơ bản.

+ Và rất nhiều nguyên nhân khác mà ở đây chúng ta cũng không liệt kê ra hết được, …

2. Cách khắc phục hạn chế hoặc không xảy ra phát sinh:

Để khắc phục được những vấn đề mâu thuẫn dẫn đến phát sinh không mong muốn giữa nhà thầu và chủ nhà thì trước hết chủ nhà cần chuẩn bị những nội dung sau hết sức đơn giản như sau, sẽ hạn chế hoặc là sẽ không xảy ra phát sinh cụ thể.

+ Trước khi muốn xây nhà, chủ nhà cần tìm hiểu trước thông tin cách tính diện tích xây dựng nhà theo đơn giá thi công như thế nào, cái vấn đề này có rất nhiều công ty xây dựng đã hướng dẫn trên trang web của công ty họ.

+ Sau khi nắm được các tính diện tích và đơn giá thi công chúng ta khoan vội đi hỏi chỗ này chỗ kia xem nhà mình giá thi công bao nhiêu hay đại khái đi dò giá,… vì các công ty người ta báo giá cho chủ nhà cũng chỉ hời hợt con số chứ không bao giờ là con số chính xác để thi công. Chủ nhà trước tiên tự dự trù kinh phí xây dựng bằng những đơn giá tham khảo tại trang web của các công ty xây dựng bằng diện tích ta tự tính lúc nãy

+ Kinh phí nằm trong sự kiểm soát, bước tiếp theo chúng ta hãy tìm đến các đơn vị tư vấn thiết kế nhờ công ty thiết kế bộ bản vẽ thi công cho căn nhà của mình theo công năng và nhu cầu của gia đình.

Kinh phí thiết kế cho 1 bộ bản vẽ thiết kế không bao nhiêu so với giá trị của căn nhà thậm chí, nó không là gì so với những phát sinh trong quá trình thi công nếu không có bản vẽ thiết kế. Do đó, chắc chắn phải có 1 bộ bản vẽ thiết kế để chi, để kiểm soát được kinh phí, căn nhà được công năng chỉnh chu hơn, mặt tiền cũng đẹp hơn, kết cấu được đảm bảo hơn vì có kỹ sư tính toán cụ thể.

Phát sinh chi phí khi thi công xây dựng nhà ở

+ Sau khi có được bản vẽ thiết kế bước tiếp theo phải tìm hiểu về nhu cầu vật tư xây nhà mình hoàn thiện là dùng loại gạch ốp lát như thế nào, cửa dùng loại cửa gì, bóng đèn là bóng đèn loại nào của hãng nào, trần thạch cao loại nào, thiết bị vệ sinh có giá trị ra làm sao của hãng nào, vì tất cả chúng đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của căn nhà.

+ Sau khi có bản vẽ kết hợp vật tư hoàn thiện mình mong muốn, bước tiếp theo là mang chúng ra đàm phán thương thảo với nhà thầu về giá trị hợp đồng xây dựng trọn gói.

+ Xác định phạm vi công việc rõ ràng trong hợp đồng (ví dụ, có những hạng mục công việc mà chủ nhà muốn làm thêm như lát gạch tường phòng khách bếp hay ốp lát thêm ở đâu đó phải nói rõ ngay từ đầu)

+ Sau khi 2 bên đi đến thống nhất thì căn cứ vào hợp đồng mà triển khai.

Lưu ý: Có trường hợp tuy vẫn thực hiện đầy đủ các bước trên nhưng, nếu trong quá trình xây dựng mà chủ nhà mong muốn xây thêm hay thay đổi bản vẽ kiến trúc mà ảnh hưởng đến khối lượng thi công thif khi đó chắc chắn phải có phát sinh không phải nghi ngờ. Đều này, chủ nhà phải hiểu và thực hiện phát sinh cho nhà thầu.

Vì sao nên thiết kế nhà trước khi xây dựng, được hay mất?

Bài viết trên phần nào giúp gỡ nút thắc mâu thuẫn bấy lâu nay vấn đề nhạy cảm trong xây dựng là phát sinh trong quá trình thi công. Phát sinh không phải lỗi chủ nhà, càng không phải vấn đề nhà thầu mong muốn mà thực chất là do đôi bên chưa thống nhất cụ thể hợp đồng phạm vi công việc ngay từ đầu, phần vì chủ nhà chưa có nhiều am hiểu kiến thức chung xoay quanh vấn đề xây dựng, phần nhà thầu cũng không nêu rõ ràng giải thích cho chủ nhà hiểu ngay từ đầu. Do vậy bài viết này sẽ phần nào giúp chủ nhà có những tâm lý tốt hơn để chuẩn bị xây dựng cho căn nhà của mình mà không gặp phải các trường hợp tính phát sinh từ các đơn vị thi công.

Xem thêm: Cách tính diện tích, chi phí xây dựng theo đơn vị m2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *