Những điều cần biết về bố trí đảo bếp

Đảo bếp được xem như là một điểm nhấn hoàn hảo cho những không gian bếp có không gian tương đối. Ở đó, chúng ta có thể bố trí thêm nhiều chức năng cũng như không gian chức năng hỗ trợ cho căn bếp. Bài viết dưới dạng hỏi đáp dưới đây hy vọng cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về đảo bếp.

Những điều cần biết khi bố trí đảo bếp
Những điều cần biết khi bố trí đảo bếp

Đảo bếp thường bố trí ở vị trí nào?

Thường được bố trí ở phía trước hệ tủ bếp, có thể bổ trí ở giữa hoặc một bên bếp.

Những điều cần biết khi bố trí đảo bếp

Kích thước nhà bếp hoặc khu vực vị trí có đảo bếp phải rộng bao nhiêu thì mới có thể bố trí đảo bếp?

Nếu nhà bếp quá nhỏ thì không nên bố trí đảo bếp vì sẽ gây cảm giác chật chội. Kích thước đảo lớn hay nhỏ tùy thuộc và diện tích nhà bếp.

Kích thước của đảo bếp, kể cả chiều cao, bao nhiêu thì đủ?

Chiều cao của đảo bếp là 860mm, chiều sâu khoảng 700-1.200mm, chiều dài tùy không gian.

Khoảng cách giữa đảo bếp và các vật dụng khác như bàn ăn, bếp, kệ bếp…?

Khoảng cách giữa đảo bếp và các khu vực khác khoảng 900-1.100mm là hợp lý.

Những điều cần biết khi bố trí đảo bếp

Có bao nhiêu hình dạng đảo bếp?

Có thể là vuông, chữ nhật, đa giác (hình kim Cương)…

Công dụng và những chức năng có thể bố trí ở đảo bếp?

Đối với mặt đảo bếp bạn có thể để bếp nấu, chậu rửa, làm bàn soạn, chế biến thức ăn, hoặc bàn ăn nhỏ… Đối với hông đảo bếp bạn có thể bố trí lò nướng, lò vi sóng, kệ trang trí, kệ để rượu nhỏ, …

Những điều cần biết khi bố trí đảo bếp

Những vật dụng gì không nên bố trí ở đảo bếp?

Đây là khu vực bạn có thể tự do tùy biến mọi thứ, nó tùy thuộc vào sở thích của người sử dụng.

Khi muốn làm đảo bếp cần chuẩn bị trước những gì cho hạ tầng?

Khi đó cần chuẩn bị nguồn âm sàn cho bếp nếu bạn muốn lắp bếp ở đảo và đường ống hút mùi âm trần, nếu lắp chậu ở đảo cần đường cấp xả. Còn mục đích sử dụng đảo là bàn để chế biến thức ăn thì cần nguồn âm sàn để đấu ổ cắm máy xay sinh tố, máy pha café, …

Những điều cần biết khi bố trí đảo bếp

Các vật liệu thường dùng khi đóng đảo bếp?

– Thùng tủ và cánh tủ có thể được làm từ các vật liệu MFC, MDF, HDF, gỗ tự nhiên…

– Vật liệu hoàn thiện bề mặt gồm: arcrylic, laminate, sơn PU, veneer…

– Mặt bàn đảo có thể ốp đá hoặc laminate.

Những điều cần biết khi bố trí đảo bếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *