Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh

Dành cả 1 đời người làm việc dành dụm để xây cho mình tổ ấm. Đến khi chúng ta có trong tay số tiền đủ để xây cho mình một tổ ấm, thì lại vướng mắc vấn đề làm thế nào được phép xây dựng một căn nhà, trong thành phố lớn như Hồ Chí Minh một trong những thành phố đông dân nhất cả nước, để kiểm soát được toàn bộ mặt bằng chung của thành phố về quy hoạch xây dựng dưới sự kiểm tra thẩm định chặt chẽ của cơ quan chính quyền.

Khảo sát của nhiều khách hàng của TaKa có đến hơn 90% không nắm được những khái niệm cơ bản nhất về thủ tục xin phép xây dựng nhà ở. Làm chủ nhà mất rất nhiều thời gian, thậm chí là mất tiền vẫn chưa thể nào đáp ứng được mục đích cuối cùng là có được giấy xin phép.

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng Tp.HCM
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

Chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi  thắc mắc về thủ tục xin phép xây dựng như:

  • Bản vẽ xin giấy phép xây dựng bao gồm những gì?
  • Xin giấy phép xây dựng ở đâu, cơ quan nào cấp giấy phép?
  • Hồ sơ xin phép bao gồm những giấy tờ nào?
  • Thời gian xin phép là bao lâu?
  • Chi phí xin phép là bao nhiêu?
  • Thủ tục xin phép ra làm sao?

Và còn hàng tá câu hỏi thắc mắc khác nữa mà chúng tôi không liệt kê thêm…

Hiểu được sự khó khăn đó của nhiều người, TaKa sẽ giúp chúng ta làm rõ từng thông tin trên giúp bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về thủ tục xin phép xây dựng nhà ở khu vực Hồ Chí Minh.

A. Trước tiên chúng ta cần phải biết được trong bản vẽ xin phép cần thể hiện những gì?

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng Tp.HCM

+ Mặt bằng:

Mặt bằng tổng thể: chính là mặt bằng khu đất trong sổ đỏ phải được thể hiện lại trong bản vẽ xin phép

Mặt bằng sơ bộ các tầng: bao gồm đầy đủ từ tầng trệt, lửng, các lầu, đến mái

Mặt bằng bố trí móng.

+ Mặt cắt: Trong bản vẽ cần phải thể hiện chính xác mặt cắt dọc của ngôi nhà.

+ Mặt đứng: Thể hiện mặt đứng chính diện của ngôi nhà.

+ Bản vẽ chi tiết: Chi tiết kích thước của móng, bản vẽ chi tiết và các mặt cắt chi tiết hầm tự hoại.

  • Tất cả phải thể hiện đầy đủ kích thước chi tiết.

+ Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng:

Thể hiện gồm 3 phần quan trọng không thể thiếu:

  • Tên công ty có chức năng xin phép
  • Kiến trúc sư thiết kế:
  • Phần chủ nhà: ký ghi rõ họ tên của chủ nhà đúng với trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Trường hợp cả 2 vợ chồng cùng đứng tên trên giấy chứng nhận thì trong khung tên phải có chữ ký của cả 2 vợ chồng.

B. Hồ sơ xin phép xây dựng bao gồm những giấy tờ nào?

  • Bản vẽ xin phép (bao gồm những nội dung nêu trên).
  • Đơn xin giấy phép xây dựng (theo thông tư 15/2016 do Bộ Xây dựng hướng dẫn).
  • Bản sao những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng.
  • Nhà có tầng hầm phải có bản vẽ biện pháp thi công tầng hầm kèm theo.
  • Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì hồ sơ cần phải có giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.
  • Trường hợp riêng cho một số quận yêu cầu về công ty thiết kế trong khung tên bản vẽ (Giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề thiết kế của công ty thiết kế, bản kê khai kinh nghiệm thiết kế của công ty thiết kế xây dựng).

C. Thủ tục thực hiện xin phép xây dựng:

Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ Bảy từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

Bước 2: Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ bổ sung, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.

+ Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ bổ sung, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

Bước 4:

+ Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

+ Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

Bước 5: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Ủy ban nhân dân quận, huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.

Bước 6: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

  1. Các căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

Luật 50/2014/QH13

Thông tư liên tịch 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD

Thông tư 15/2016/TT-BXD

Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND

Nghị định 42/2017/NĐ-CP

Nghị định 53/2017/NĐ-CP

Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND

Bên cạnh đó để thể hiện được bản vẽ xin phép chúng ta phải căn cứ vào diện tích khu đất, lộ giới, quận (huyện),… để xác định được diện tích được phép xây dựng hay còn gọi là mật độ xây dựng, khoảng lùi, số tầng tối đa, độ vươn ban công,.v.v..

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng Tp.HCM

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng Tp.HCM

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã nắm được quy trình thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở tại địa bàn Tp.HCM. Đến với TaKa nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xin phép xây dựng sẽ tư vấn cho khách hàng nhanh chóng và chính xác. Giúp chúng ta thu ngắn được khoảng thời gian xin phép đáng kể và giảm thiểu tối đa chi phí.

DỊCH VỤ XIN PHÉP XÂY DỰNG TRỌN GÓI TP.HCM

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Taka cung cấp dịch vụ xin giấy phép xây dựng trọn gói tại địa bàn Tp.HCM. Giúp bạn nhanh chóng nhận được giấy phép mà không phải tìm hiểu nhiều quy định, tốn kém thời gian đi lại để lo thủ tục và điều chỉnh theo yêu cầu.

Chi phí trọn gói: 5 – 8 triệu đồng / giấy phép.

Vui lòng liên hệ theo các thông tin bên dưới khi có nhu cầu xin phép xây dựng hoặc tư vấn thiết kế, thi công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *