Phong trào nghệ thuật Bauhaus là gì? Kiến trúc Buahaus

Phong trào nghệ thuật Bauhaus được khởi nguồn từ sự bại trận của Đức trong thế chiến thứ I, đưa nghệ thuật thủ công, mỹ thuật và tất cả các ngành nghề nghệ thuật khác bao gồm cả kiến trúc, thời trang, … theo một xu hướng mới đề cao tính thực dụng, không rườm rà mà vẫn ấn tượng theo chủ nghĩa hiện đại.

Phong trào nghệ thuật Bauhaus là gì?
Phong trào nghệ thuật Bauhaus là gì?

Trường phái hay phong trào nghệ thuật Bauhaus có nguồn gốc từ một trường nghệ thuật của Đức – cùng tên Bauhaus. Staatliches Bauhaus là tên gọi đầy đủ của ngôi trường, được thành lập bởi kiến trúc sư người Đức Walter Gropius vào năm 1919 tại thành phố Weimar. Mặc dù thuật ngữ Bauhaus có nghĩa đen theo tiếng Đức là “công trình tòa nhà” nhưng trong năm đầu thành lập, không hề có bộ môn kiến trúc, thay vào đó, ý tưởng kết hợp tất cả các thể loại nghệ thuật bao gồm cả kiến trúc được hình thành và phát triển, tạo nên những quan điểm thiết kế ấn tượng, ảnh hưởng cho đến ngày nay.

Sự hình thành và phát triển của phong trào Bauhaus

Trải qua chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng, đời sống kinh tế xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại là thời điểm đầy cơ hội cho sự tự do sáng tạo nghệ thuật – đã bị đàn áp và kiểm duyệt chặt chẽ bởi chế độ cầm quyền trước đó.

Trường Bauhaus

Kiến trúc sư Walter Gropius – một trong những người tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại, đã phá bỏ những nguyên tắc trang trí xưa cũ mà ông cho là không còn phù hợp với thời đại. Ngày 12 tháng 04 năm 1919, Gropius được sự chấp thuận của chính quyền chính thức thành lập Trường Bauhaus trên cơ sở sáp nhập 2 trường Nghệ thuật Thủ công Weimar của Henry Vande Veldo và Đại học Nghệ thuật Tạo hình của Đại Huân Tước tồn tại từ trước chiến tranh, phát triển cùng hệ tư tưởng thiết kế mới, loại bỏ sự rườm rà, kiểu cách, tập trung nhiều hơn vào tính chất hiệu quả và thực dụng. Hội đồng quản trị của trường Bauhaus ngoài Gropius còn có những tên tuổi nổi tiếng như thiên tài vật lý Albert Einstein, kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe, và các danh hoạ, các nhà thiết kế nổi tiếng như Josef Albers, Lyonel Feininger, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Oskar Schlemmer, …Tiếp tục các năm sau đó, ngôi trường trải qua nhiều lãnh đạo và các lần thay đổi vị trí.

Lớp học Bauhaus

Ban đầu, Bauhaus tập trung thể nghiệm sự cân bằng trong thẩm mỹ và công năng trong thiết kế nội thất và các sản phẩm vật dụng trong đời sống như bàn, ghế, đồ gốm, … Cũng trong năm 1919, các tòa nhà được xây dựng theo trường phái Bauhaus bắt đầu xuất hiện dựa theo thiết kế và trang trí của các giáo sư điều hành trường Bauhaus và trở thành hình mẫu, trào lưu của kiến trúc hiện đại.

Đặc trưng trong thiết kế Bauhaus

Về cơ bản, có thể hiểu được triết lý thiết kế của Bauhaus đó là sự kết hợp hài hòa giữa công năng và thẩm mỹ, mang đến những sản phẩm phục vụ đời sống đủ thực dụng mà vẫn gợi lên hình ảnh nghệ thuật.

Sản phẩm thiết kế Bauhaus

– Sử dụng hình học cơ bản: lấy các dạng hình khối làm gốc để tạo nên sản phẩm, không có họa tiết hay chạm khắc trang trí cầu kỳ theo tiêu chí thẩm mỹ đi liền công năng. Ở kiến trúc và nội thất cũng vậy, những công trình xây dựng theo Bauhaus hoàn toàn không dùng đến phào chỉ, thức cột hay phù điêu, tất cả được tối giản để tận dụng tốt diện tích, đảm bảo sự thông thoáng và hiệu quả trong sử dụng.

– Thẩm mỹ gắn liền công năng: đây là tiêu chí cốt lõi của phong trào nghệ thuật Bauhaus. William Morris – một trong những nhà thiết kế nổi tiếng người Anh cuối thế kỷ XIX đã từng cho rằng: “Nghệ thuật thật sự đạt đến đỉnh điểm khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó không nên có sự phân biệt giữa hình thể và chức năng.”. Có thể hiểu rằng, nghệ thuật phải gần gũi và phục vụ cho đời sống.

– Tính trừu tượng: ảnh hưởng không ít từ chủ nghĩa hiện đại, các tác phẩm được thực hiện theo phong cách Bauhaus cho phép tác giả tự do sáng tạo, ghép nối những mảng khối hình học để tạo nên sự trừu tượng chính từ sự đơn giản trong hình thức. Đây cũng là đặc trưng tạo nên sức hút của phong trào Bauhaus, giúp người xem thỏa mãn trí tưởng tượng.

Bauhaus trong kiến trúc

Bauhaus là nền tảng cho nhiều phong cách thiết kế hiện đại ngày nay như Scandianvian, đương đại, hiện đại, … đề cao tính tiện dụng của không gian sống, phát huy hết công năng và diện tích bằng cách thiết kế tối giản nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ.

Kiến trúc Bauhaus
Kiến trúc Bauhaus

Phong cách Bauhaus trong kiến trúc sử dụng ngôn ngữ hình khối, hình học cơ bản để ghép nối tạo nên các công trình đặt nặng công năng lên hàng đầu. Không dùng đến các kiểu trang trí rườm rà theo lối mòn, Bauhaus sử dụng chính hình khối để giúp công trình sinh động, tạo sức hút với người xem.

Nội thất Bauhaus
Nội thất Bauhaus

Về tổng thể, Bauhaus có phần khô khan nhưng không vì thế mà trở nên đơn điệu hay kém hấp dẫn. Mỗi đường nét thanh thoát đều ít nhiều tạo sự ấn tượng cũng như bản chất trừu tượng của sự ghép nối hình học cho phép người xem có được những cảm nhận mang tính cá nhân, làm thỏa mãn trí tưởng tượng.

Không gian theo phong cách Bauhaus mang đến sự tiện nghi tối đa cho người dùng, các góc phòng thậm chí gầm cầu thang đều được tận dụng triệt để nhờ sự tối giản và giữ được nhiều không gian trống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *