Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng trong nhà ở dân dụng

Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, đời sống được cải thiện và nâng cao. Kéo theo đó sức khỏe của con người cũng được chú trọng đặc biệt, trong xây dựng nhà ở một phần đóng vai trò quan trọng không hề kém ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người chính là ánh sáng trong một công trình.

Ánh sáng được chúng tôi đề cập ở đây là ánh sáng từ đèn điện chiếu sáng, tùy vào công năng khác nhau của các phòng trong một ngôi nhà kéo theo đó tiêu chuẩn chiếu sáng của các phòng này cũng khác nhau.

Tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN 7114-2008 có đề cập đến các thông số về tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng của các không gian chức năng khác nhau. Qua đó, giúp người sử dụng trong những không gian chức năng này có đầy đủ ánh sáng đảm bảo tốt đến sức khỏe cũng như thị lực của con người, hạn chế các bệnh về mắt.

Trong xây dựng nhà ở, trải qua nhiều năm làm việc và khảo sát kiến thức về bố trí chiếu sáng trong các không gian chức năng khác nhau ở nhiều công ty cũng như các đơn vị nhà thầu thi công nhà ở; chúng tôi nhận ra, hầu hết ở các công ty đơn vị thi công nhà phố không có đội ngũ kiến trúc sư cũng như kỹ sư thực sư quan tâm đến vấn đề này, hay làm theo kinh nghiệm (không hiểu bản chất vấn để) trong vài không gian chức năng nào đó có thể kinh nghiệm này có thể có hoặc không đáp ứng được về tiêu chuẩn chiếu sáng.

Qua đó, bài viết này TaKa hy vọng phần nào giúp chúng ta hay cụ thể hơn hướng đến các chủ đầu tư có cái nhìn đúng đắn hơn về bố trí đèn chiếu sáng trong căn nhà của mình, phần nào đáp ứng được tối thiểu một vài tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng.

Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng trong nhà ở dân dụng
Hình ảnh: một số loại đèn thông dùng ngày nay thường gặp

1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đèn chiếu sáng mà chúng ta quan tâm chính được đề cập trong bài viết:

Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng trong nhà ở dân dụng

Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng trong nhà ở dân dụng
Thông số kỹ thuật điển hình của một số loại bóng đèn led âm trần

Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng trong nhà ở dân dụng

1.1. Lumen: ( Φ – quang thông) thông lương được phát ra trong phạm vi một đơn vị góc chất rắn bởi một nguồn điểm với cường độ sáng đều nhau là một Candela. Một Lux (sẽ được đề cập bên dưới) là một lumen trên mỗi mét vuông.

Ký hiệu Φ (lm)

1 Lux = 1 lm/m2

Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng trong nhà ở dân dụng

1.2. Lux: (E – độ rọi) là đơn vị đo theo hệ mét cho độ chiết sáng của một bề mặt. Độ chiếu sáng duy trì trung bình là các mức lux trung bình đo được tại các điểm khác nhau của một khu vực xác định. 1 Lux = 1 lm/m2

 

1.3. Oát: ( P – công suất) Là đơn vị đo lượng điện năng tiêu thụ ký hiệu W

1.4. Nhiệt độ màu: Nhiệt độ màu, được thể hiện theo thang tính Kelvin (K) là biểu hiện màu sắc của đèn và ánh sáng mà nó phát ra.

2. Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng:

Không phải hệ thống chiếu sáng nào cũng đạt chuẩn. Vậy tiêu chuẩn ánh sáng là gì?, ở đâu ra?

Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đời sống, sinh hoạt, sự an toàn, tiết kiệm và tốt cho sức khỏe, Bộ Xây dựng và Bộ Y tế đã đề ra quy chuẩn về chất lượng chiếu sáng như sau:

Căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng TCVN 7114-2008:

STT Không gian chức năng Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng
Độ rọi (Lux) Chỉ số hoàn màu tối thiểu (Ra) Mật độ công suất

(W/m2)

Giới hạn hệ số chói lóa
1 Phòng khách, sinh hoạt chung ≥ 300 ≥ 80 ≤ 13 Không xét đến
2 Phòng ngủ ≥ 100 ≥ 80 ≤ 8 Không xét đến
3 Nhà bếp, phòng ăn ≥ 500 ≥ 80 ≤ 13 22
4 Hành lang, ban công, cầu thang ≥ 100 ≥ 80 ≤ 7 Không xét đến
5 Nhà vệ sinh ≥ 200 ≥ 80 ≤ 7 25
6 Tầng hầm, khu vực để xe ≥ 75 ≥ 40 Không xét đến
7 Phòng họp, làm việc ≥ 500 ≥ 80 ≤ 13 19
8 Phòng tập Gym, thể dục (bể bơi) ≥ 300 ≥ 80 ≤ 13 22

3. Giải pháp chiếu sáng hiệu quả:

Ở phần này TaKa sẽ hướng dẫn cách bố trí số lượng bóng đèn cho 1 phòng như thế nào là hiệu quả, đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng ánh sáng.

Ví dụ: theo tài liệu thông số kỹ thuật của 1 đèn led như sau: 9W âm trần, có quang thông 600 lumen (lm), nhiệt độ màu 3000K/6000K, chỉ số hoàn màu Ra = 85

Với yêu cầu phòng khách về độ rọi trong TCVN 7114-2008 ≥ 300 (lux=lm/m2)

3.1. Phòng khách có độ rọi tiêu chuẩn 300 lux có kích thước 4×5 m = 20m2

Quang thông cần thiết để bố trí cho toàn bộ phòng khách: 300 (lux) x 20 (m2) = 6000 (lm)

Số bóng đèn cần dùng: 6000 (lm) / 600 (lm) = 10 (đèn)

Tổng công suất tiêu thụ: 10 đèn x 9 W = 90 W

Mật độ công suất : 90 W / 20 m2 = 4.5 W/m2 < [13 W/m2 TCVN 7114-2008]

Như vậy, với 10 bóng đèn led lọa 9W cho phòng khách 20m2 chúng ta đạt tiêu chuẩn ánh sáng về độ rọi lux, mật độ công suất và chỉ số màu.

3.2. Phòng bếp có độ rọi tiêu chuẩn 500 lux có kích thước 4×4 m = 16 m2

Quang thông cần thiết để bố trí cho toàn bộ phòng khách: 500 (lux) x 16 (m2) = 8000 (lm)

Số bóng đèn cần dùng: 8000 (lm) / 600 (lm) = 13,33  chọn 14 đèn

Tổng công suất tiêu thụ: 14 đèn x 9 W = 126 W

Mật độ công suất : 126 W / 16 m2 = 7.87 W/m2 < [13 W/m2 TCVN 7114-2008]

Như vậy, với 10 bóng đèn led lọa 9W cho phòng khách 20m2 chúng ta đạt tiêu chuẩn ánh sáng về độ rọi lux, mật độ công suất và chỉ số màu.

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà các kiến trúc sư, kỹ sư TaKa chọn lọc trong suốt quá trình làm việc tích lũy chia sẻ đến người đọc. Hy vọng chúng ta qua bài viết này sẽ có thêm kiến thức để có thể tự tính toán và chọn bố trí số đèn cho phù hợp với từng không gian chức năng khác nhau cho căn nhà của mình. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *