Nên đổ mái bằng hay mái ngói, mái nào bền đẹp hơn?

Khi xã hội càng phát triển theo tương lai, thì kéo theo kiến trúc bộ mặt của từng căn nhà trong tương lai cũng có sự thay đổi, có thể sự thay đổi đó là tự phát hoặc sự thay đổi mang khuynh hướng học theo lối kiến trúc của 1 nước phát triển nào đó.

Điển hình kiến trúc nhà ở ngày nay và xưa cũng có sự khác nhau, một căn nhà đẹp hay xấu là do cảm quan của từng người, nó không phải là công thức bài toán chỉ có đúng hoặc sai. Do vậy, kiến trúc nhà ở hiện nay muôn hình vạn trạng. Điểm khác biệt rõ rệt nhất là về mái nhà; xu hướng ngày xưa nhà ba gian mái nghiêng lợp ngói, trong khi hiện đại ngày nay nhà ống mái bằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến có chuyển đổi kiến trúc như vậy.

Bài viết này sẽ phân tích về mái nghiêng (hay người ta còn gọi là mái thái) và mái bằng.

Mái nghiêng (mái thái):

Kiến trúc mái nghiêng dạng hình chóp là kiến trúc điển hình cho kiến trúc cổ ngày xưa, tất cả các căn nhà ngày xưa đều làm dạng mái này.

Nên đổ mái bằng hay mái ngói, mái nào bền đẹp hơn?
Nên đổ mái bằng hay mái ngói, mái nào bền đẹp hơn?

Vì sao ngày xưa ta lại dễ dàng bắt gặp loại mái này; vì ngày xưa chưa có loại vật liệu có tính năng ưu việt như bê tông cốt thép như ngày nay. Bên cạnh đó kết cấu nhà chủ yếu là tưởng xây gạch hoặc nhà có điều kiện dùng kết cấu gỗ làm kết cấu chịu lực chính chống đỡ cho căn nhà.

Nên đổ mái bằng hay mái ngói, mái nào bền đẹp hơn?

Loại mái này ngày xưa được cấu tạo bởi hệ vì kèo gỗ (có khi bằng tre) được xẻ thành thanh nhỏ mang đi ngâm ở các kênh mường ao hồ để chống tác động của mối mọt về sau. Và được lắp dựng gối tựa trên các cột gạch hoặc cột gỗ chịu lực. Tiếp đó là lợp ngói, đối với những căn nhà tranh vách đất thì lớp phủ trên là tranh, dừa,…

Ngày nay, tuy xã hội phát triển kéo theo công nghệ vật liệu sản xuất ra các vật liệu có tính năng ưu việt nhưng chúng ta vẫn bắt gặp nhà kiểu mái thái nhưng với phong cách trẻ trung hơn, hiện đại hơn, thẩm mỹ hơn rất nhiều.

Thay vào hệ vì kèo bằng gỗ tre như ngày xưa thì ngay nay, kết cấu mái thái được đổ nghiêng theo độ dốc là bê tông cốt thép hoặc là hệ vì kèo sắt hộp. Phủ ngoài là lớp ngói xi măng bóng nhẵn đủ màu sắc góp phần tạo nên điểm nhấn cho căn nhà.

Mái thái như đã trình bày trên thì ngày nay có 2 dạng kết cấu chính;

+ Mái đổ bê tông cốt thép, dán ngói bên ngoài (chi phí cao nhất)

+ Mái làm bằng hệ vì kèo sắt hộp, lợp ngói bên ngoài (chi phí thấp hơn loại bên trên nhưng vẫn cao hơn so với mái bằng)

Ưu điểm: Thoát nước tốt, tạo không gian thông thoáng bên trong căn nhà. Đối với những nhà cấp 4 thì đó là lựa chọn rất tốt cho việc trang trí vẻ ngoài của công trình đồng thời giúp cho căn nhà thông thoáng vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Nhược điểm: Chi phí thi công cao, không phù hợp với nhà lô, nhà ống hiện đại.

Lắp đặt các hệ thống kỹ thuật khó khăn như đặt bồn nước sinh hoạt trên mái hay các hệ thống cục nóng điều hòa.

Mái bằng:

Là dạng mái mà ta thường bắt gặp nhiều nhất trong xã hội hiện đại, nhất là đối với các vùng đô thị tập trung dân cư đông đúc, tại các khu dân cư quy hoạch được phân lô hẹp.

Mái bằng có thể hiểu đơn giản chia làm 2 loại:

+ Mái bằng đổ bê tông cốt thép khi hoàn thiện được chống thấm mái, được cán vữa tạo độ dốc để thu nước.

+ Mái có tole có độ dốc bé; được làm từ hệ xà gồ lợp bên trên là lớp tole theo độ dốc thu nước về sê nô.

Ưu điểm:

Thi công đơn giản nhanh gọn, chi phí xây dựng thấp hơn so với mái thái.

Thích hợp với các khu đất dạng nhà lô, nhà ống ở các trung thành thành phố hiện đại.

Dễ dàng lắp đặt các hệ thống kỹ thuật như bồn nước trên mái hoặc các dàn nóng lạnh được che khuất nên sẽ tạo được vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nhược điểm:

Đối với mái bằng bê tông cốt thép thì mức độ chống thấm thoát nước không tốt bằng mái thái

Không phù hợp với những căn nhà cấp 4 vì mái bằng đối với nhà cấp 4 sẽ tạo cảm giác không thông thoáng và nóng bức bởi sự hấp thu nhiệt từ trần bê tông về đêm sẽ tỏa nhiệt gây bức bối

Đối với mái tole thì chỉ là phương án che nắng che mưa thôi chứ không có độ thẩm mỹ nếu để lộ kết cấu này từ bên ngoài.

Mái bằng hiện đại kết hợp mái thái:

Đối với một số nhà phố ta vẫn thường hay bắt gặp ở mặt tiền có một chóp mái thái nhỏ, nhưng trên mái vẫn là mái bằng đổ bê tông cốt thép.

Sự kết hợp này người ta hay gọi là nhà phố bán cổ điển. Vừa mang dáng dấp cổ điển bởi sự xuất hiện của mái thái, vừa mang xu hướng hiện đại.

Qua bài viết chúng ta tìm hiểu được sự khác nhau giữa mái thái và mái bằng, và xu hướng chuyển đổi kiến trúc từ xưa đến nay. Trong mỗi chúng ta sẽ tự có cảm quan khác nhau về từng loại. Từng loại đều có ưu và nhược điểm riêng của mình. Sự lựa chọn là ở bản thân của mỗi chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *