Quy định chiều cao tầng của nhà lô phố / nhà ống liền kề Tp.HCM

Tại Tp.HCM khi xây dựng nhà ở phải tuân theo những quy định chiều cao tầng đối với nhà lô phố, nhà ống, nhà liền kề cũng như những quy định về mật độ xây dựng nhất định tùy mỗi khu vực quận huyện.

Chiều cao tầng nhà phố

Ông bà ta ngày xưa thường có câu “nhà cao cửa rộng”, tâm lý con người chúng ta ai cũng muốn nền nhà cao, chiều cao tầng cao thông thoáng, cửa rộng.

Nhưng đối với nhà phố liền kề được xây dựng ở các thành phố lớn, điển hình như ở Hồ Chí Minh, thì việc xây dựng nhà ở phải được cấp phép xây dựng đúng theo những quy định ban hành chung của từng quận khu vực của thành phố, trong đó chiều cao của nhà cũng được khống chế nhằm đảm bảo bộ mặt đô thị chung của từng khu vực đó.

Do đó, chiều cao nhà khi được thiết kế và giai đoạn xin phép phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định này. Tất cả những quy định về xin phép xây dựng nhà trong đó có nói rất rõ về chiều cao tầng được trình bày đầy đủ trong quyết định Số 45/2009/QĐ-UBND thành phố HCM.

Bài viết này sẽ trích dẫn và khái quát sơ lược về chiều cao tầng của nhà phố liền kề.

Ở Đà Nẵng vì là thành phố trẻ, quy hoạch đi sau nên được phân bố quy hoạch về thửa đất cũng như quy định về xin phép xây dựng nhà rất đơn giản nhưng vô cùng khoa học, trên cùng 1 tuyến đường các nhà phố liền kề thụt lùi cũng như chiều cao từng tầng đều bằng nhau;

Ví dụ: thường gặp ở Đà Nẵng tùy vào một số đường mà khoảng lùi thường là 1,2m hoặc 1,5m. Chiều cao tầng lần lượt là tầng 1 (trệt) 3,9m, các tầng trên là 3,6m.

Quy định chiều cao tầng nhà phố
Quy định chiều cao tầng nhà phố

Ảnh: Một mặt cắt trích trong bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố ở Tp Đà Nẵng

Nhưng đều này ta không dễ gì bắt gặp ở thành phố Hồ Chí Minh, ở đây quy định không được đồng bộ mặt bằng chung so với Đà Nẵng. Mà còn phụ thuộc và tuyến đường, quận huyện nơi xây dựng, diện tích xây dựng,… cụ thể như sau:

Chiều rộng lộ giới L (m) Cao độ tối đa từ nền vỉa hè đến sàn lầu 1 Cao độ chuẩn tại vị trí chỉ giới xât dựng tại tầng cao tối đa (m)
Tầng 3 Tầng 4 Tầng 5 Tầng 6 Tầng 7 Tầng 8
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
L≥25 7,0 21,6 25,0 28,4 31,8
20≤L≤25 7,0 21,6 25,0 28,4 31,8
12≤L<20 5,8 17,0 20,4 23,8 27,2
7≤L<12 5,8 17,0 20,4 23,8
3,5≤L<7 5,8 13,6 17,0
L<3,5 3,8 11,6

Bên cạnh đó, quy định còn khống chế chiều cao nền tầng trệt so với cao độ vỉa hè là 300mm, nếu bản vẽ xin phép thể hiện cốt nền trệt cao hơn cốt vỉa hè 300mm thì bên cấp phép xây dựng sẽ không chấp nhận.

Sở dĩ chúng ta đi ngoài đường hoặc đến nhà bạn bè người thân chơi có thể thấy cốt nền trệt cao hơn cốt vỉa hè >300mm thì đó là xây dựng sai theo xin phép, vậy lúc đó khi hoàn công căn nhà sẽ gặp khó khăn nếu có được thì chắc chắn phải chịu chí phí lót tay, …(chúng ta ắt hẳn đã biết vấn đề này).

Quy định chiều cao tầng nhà phố
Ví dụ về  qui mô nhà tối đa 3 tầng
Quy định chiều cao tầng nhà phố
Ví dụ về qui mô tối đa 3 tầng: khi không có các yếu tố tăng tầng cao
Quy định chiều cao tầng nhà phố
Ví dụ về qui mô nhà tối đa 6 tầng (tầng 5, 6 có khoảng lùi) thuộc 2 diện được ưu tiên nâng thêm tầng là lô đất lớn và thuộc khu vực quận trung tâm thành phố
Quy định chiều cao tầng nhà phố
Ví dụ về nhà  qui mô tối đa 4 tầng khi không có các yếu tố ưu tiên được nâng thêm tầng

Quy định chiều cao tầng nhà phố

Quy định chiều cao tầng nhà phố
Ví dụ về qui mô nhà tối đa được 6 tầng có được 1 diện ưu tiên nâng tầng

Như vậy với chiều cao tổng của ngôi nhà được khống chế, và qui định chặt chẽ về chiều cao tầng trệt.

Đối với nhà có tầng lửng thì cốt sàn lầu 1 được khống chế so với cốt vỉa hè theo quyết định 45. Còn nếu không có tầng lửng thì chiều cao tầng 1 sẽ khống chế <4m so với cốt vỉa hè.

Chiều cao các tầng trệt thường rơi vào 3,4m hoặc thấp hơn phụ thuộc vào số tầng và tổng chiều cao nhà có lửng hay không có lửng. Trường hợp có lửng thì các tầng trên sẽ bị thấp lại để chiều cao tổng không bị vượt mức qui định. Còn trường hợp không có tầng lửng thì thông thường tầng trệt sẽ <4m các tầng trên <3,4m.

Chúng ta vừa điểm qua những quy định chiều cao xây dựng nhà đối với nhà phố liền kề ở các thành phố lớn được quy hoạch theo từng vùng cụ thể khác nhau, do vậy khi xây dựng nhà chúng ta nên lưu ý vấn đề này trong bản vẽ xin phép xây dựng nhà ở, cũng như quá trình thi công đúng theo bản vẽ để việc hoàn công được dễ dàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *