Phong thủy trong xây dựng nhà ở

Xây dựng Taka hôm nay có bài viết chia sẻ về vấn đề phong thủy trong xây dựng nhà ở, được biên soạn trực tiếp bởi kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm của Taka.

***

Xây nhà là việc lớn của cả một đời người. Vì thế gia chủ không nên vội vàng qua loa mà không tìm hiểu một chút sơ lược về phong thủy nhà ở.

Phong thủy không phải là mê tín, tất cả đều được lý giải hợp lý, tích lũy từ nhiều đời và chúng ta nên kế thừa. Có thể không tích hợp được hết tất cả những điều đó vào trong thiết kế ngôi nhà của chúng ta nhưng cũng phần nào tránh được những kiêng kỵ trong xây dựng nhà ở. Bài viết sau đây sẽ phân tích cơ bản những hiểu biết mà kiến trúc sư và kỹ sư TaKa tích lũy và tìm hiểu trong suốt quá trình làm việc.

Phong thủy trong xây dựng nhà ở
Phong thủy trong xây dựng nhà ở

Mỗi gia chủ sinh ra sẽ có một tuổi âm tương ứng với bát trạch được chia ra làm 4 cung tốt (Sinh khí, Thiên y, Phúc đức, Phục vị) và 4 cung xấu (Tuyệt mệnh, Ngũ Quỷ, Lục sát, Họa hại). Để tư vấn nhà hợp phong thủy cho gia chủ, kiến trúc sư sẽ đặt khu đất vào tâm bát trạch. Khi đó sẽ sơ phác ra được các khu vực bố trí phòng, cửa đi, wc, bếp, bàn thờ…

1. Vị trí khu đất:

+ Trường hợp gia chủ có bát trạch hợp với hướng của lô đất mình đang có thì quá tốt.

+ Trường hợp còn lại vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà gia chủ chỉ có thể có lô đất đó nhưng lại không hợp hướng thì chẳng nhẽ lại không thể xây dựng nhà được hay sao?

Câu trả lời là vẫn làm được bình thường nên các gia chủ đang có lô đất không hợp với bát trạch mình thì vẫn cứ yên tâm. Tất cả đều có thể hóa giải được. (vấn đề này sẽ được trả lời bên dưới phần Bếp).

2. Cửa đi chính:

Cửa trước là phần quan trọng nhất khi đề cập đến phong thủy một ngôi nhà. Cửa trước là yếu tố quyết định đến cuộc sống của gia đình bạn vì nó là đại diện cho nguồn năng lượng sẽ đi vào nhà. Khi thiết kế cần lưu ý những vấn đề sau đây:

+ Cửa đi chính không được nhìn trực tiếp (cửa) vào phòng vệ sinh hay nhà kho.

+ Cửa đi chính không được thẳng hàng với cửa sổ hay cửa sau nhà.

+ Cửa đi chính là điểm nhấn của ngôi nhà mặt tiền cần được xây dựng rõ ràng, nổi bật, cửa phải rộng thoáng để nguồn năng lượng đi vào được dồi dào.

+ Một điều kiêng kỵ nữa là cửa chính không được đối diện với hướng lên của cầu thang (vì nguồn năng lượng sẽ chảy ra ngoài cửa không tốt) theo quan niệm phong thủy thì cấu trúc kiểu này sẽ làm cho tài sản, tiền của trong nhà dần dần “đội nón ra đi”.

3. Bếp nấu:

Bếp đại diện cho Hỏa, ông bà xưa có câu “Thủy Hỏa bất tương phùng”, do đó bếp vị trí nấu ăn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

+ Không đặt bếp dưới khu vệ sinh, hoặc trên khu vệ sinh.

+ Nếu diện tích nhà hẹp vị trí nấu ăn trên bếp phải né vị trí các bể ngầm (hố ga, hầm tự hoại)

+ Hệ thống cấp thoát nước cũng không được đi dưới bếp nấu.

+ Không tựa lưng bếp ra cửa sổ hoặc khoảng trống.

+ Không đặt bếp dưới giường ngủ.

Bếp đặt tại cung xấu nhằm chắn họa hại, về hướng của bếp (hướng lưng của người đứng nấu ăn) nhìn về hướng tốt.

Nếu hướng nhà đặt trên lô đất không hợp với bát trạch của gia chủ thì ta hóa giải việc này bằng cách đặt hướng bếp như sau:

Hướng nhà xấu Hướng bếp đặt theo hướng
Ngũ quỷ Sinh khí
Họa hại Phục vị
Lục sát Phúc đức
Tuyệt mệnh Thiên y

 

4. Ban thờ:

Nên đặt tại cung xấu nhằm chấn họa hại và mặt bàn thờ nhìn về hướng tốt.

Cũng như bếp, bàn thờ không được đặt dưới khu vệ sinh hoặc trên khu vệ sinh, không tựa lưng ban thờ ra cửa sổ hoặc khoảng trống.

Không được để ban thờ dưới giường ngủ và bê nước (ý nhắc đến bể nước mái)

5. Phòng ngủ và giường ngủ:

“Nhất tọa nhì hướng” ưu tiên đặt tại cung tốt nhìn về hướng tốt.

Như đề cập ở các phần trên thì giường ngủ không được đặt trên bếp nấu hoặc ban thờ

Kiệng kỵ đặt giường ngủ dưới xà nhà (dầm kết cấu sàn), quạt trần, đèn chúm, vật trang trí có góc nhọn gây sát khí.

Không quay đầu giường ra trực tiếp cửa sổ cửa đi, nhà vệ sinh.

6. Phòng vệ sinh (WC):

Đặt tại các cung xấu trong nhà để chấn hướng xấu, lưng xí không được quay về hướng tốt, không đặt nhà vệ sinh trên khu bếp, trên ban thờ, trên giường ngủ, trên nóc bàn ăn, bàn ghé tiếp khách, cửa chính ra vào.

7. Bậc cầu thang:

Khi tư vấn thiết kế TaKa nhận thấy không phải gia chủ nào cũng nắm hết những điều trên nhưng đến bậc thang thì lại nắm rất rõ.

Vâng đa số ai cũng nắm được số bậc cầu thang cho 1 tầng lúc nào cũng phải đáp ứng : Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Do đó, số bậc của cầu thang cho 1 tầng phải rơi vào chữ Sinh hoặc chữ Lão.

Bậc lên xuống của cầu thang không được đâm thẳng ra cửa chính, cửa khu vệ sinh, ban thờ, bếp.

Chiều rộng bậc cầu thang trong nhà ở thường là 165mm-180mm, mặt bậc rộng từ 250mm đến 300mm, rộng vế thang khoảng 0,8m đến 1,2m tùy vào mặt bằng khu đất và mong muốn của gia chủ.

8. Kích thước lỗ ban:

Việc kích thước lỗ ban này có rất nhiều gia chủ hiện tại vẫn còn chưa nắm rõ hay lấy thước loại này để kiểm tra lỗ ban của loại kia. Sau đây TaKa sẽ chia sẻ kinh nghiệm về kiến thức cở bản khi sử dụng thước lỗ ban để kiểm tra.

Thước lỗ được chia làm 3 loại chính:

+ Loại 52,2cm (tức là cứ đến mỗi 52,2cm sẽ lặp lại) dùng đo khoảng thông thủy (cửa,…)

+ Loại 42,9cm (tức là cứ đến mỗi 42,9cm sẽ lặp lại) – Dương trạch dùng để đo khối bếp, bậc thang,…

+ Loại 38,8cm (tức là cứ đến mỗi 38,8cm sẽ lặp lại) – Âm phần đo đồ nội thất (bàn thờ, tủ,…)

Phong thủy trong xây dựng nhà ở
Hình ảnh minh họa 3 loại thước lỗ ban khác nhau

Cái chúng ta quan tâm nhiều nhất đa phần TaKa mỗi khi tư vấn là chủ nhà muốn đảm bảo thông thủy lỗ ban của các cửa.

Ngoài ra nếu để ý thì chiều cao chiều cao bậc thang như đã đề cập ở trên từ 165mm-180mm đều rơi vào cung tốt theo thước lỗ ban 42,9cm. Bếp có chiều cao thông dụng nhất chính là 810mm hoặc 820mm cũng đều rơi vào cung tốt theo thước lỗ ban 42,9cm do đó vấn đề này luôn thỏa cung lỗ ban.

Trên đây là bài viết mà anh em kiến trúc sư, kỹ sư công ty thiết kế xây dựng TaKa tích lũy kinh nghiệm sau bao nhiêu năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn. Cũng qua đây chia sẻ đến mọi người để mọi người có kiến thức sơ bộ về phong thủy trong nhà ở.

Tuy nhiên, những vấn đề trên cũng mang tính chất tham khảo. Vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau (vị trí khu đất, diện tích khu đất, tài chính, nhu cầu sử dụng,… của từng gia chủ khác nhau) có thể chỉ đáp ứng vài điều kiện căn bản chứ không thể đáp ứng đồng thời hết tất cả những điều nêu trên. Chúc mọi người có được căn nhà như ý.

K. Hữu Trường – Xây dựng Taka

Xem thêm: Bảng phí tư vấn thiết kế nhà hợp phong thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *