30+ mẫu trần thạch cao siêu đẹp & phân biệt các loại trần

Tổng hợp các mẫu trần thạch cao siêu đẹp dành riêng cho bạn và cách phân biệt các loại trần thạch cao cũng như ưu nhược điểm của từng loại. Cùng tham khảo và bấm chia sẻ nếu bài viết hữu ích bạn nhé.

Mẫu trần thạc cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp
Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Các loại trần thạch cao

Ngày nay, trong xây dựng hiện đại có nhiều giải pháp để trang trí trần nhà như trần bê tông, trần mài phẳng, trần thạch cao, trần gỗ, trần tiêu âm nhà hát,…

Mẫu trần thạch cao đẹp

Trong đó loại phổ biến dùng để trang trí trần trong xây dựng nhà ở chủ yếu vẫn là trần thạch cao. Trần thạch cao lại có nhiều loại mà chúng ta lại phân vân không biết nên áp dụng loại nào cho phù hợp hay vừa với túi tiền của mình. Cũng như nắm được ưu và nhược điểm mỗi loại.

Mẫu trần thạch cao đẹp

Bài viết này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về trần thạch cao, đồng thời phân tích cụ thể từng loại trần để chúng ta hiểu hơn về loại hình trang trí này.

Mẫu trần thạch cao đẹp

Trần thạch cao dùng trong xây dựng nhà ở thường được chia làm 2 loại cơ bản: trần nổi (hay còn gọi là trần thả) và trần chìm (trong trần chìm thì lại phân làm trần phẳng và trần giật cấp trang trí theo thiết kế).

1. Trần thạch cao nổi:

Trần nổi, cái tên của nó cũng đã giúp ta liên tưởng và dễ dàng nhận dạng được loại trần này. Trần nổi đặc tính cấu tạo của loại trần này khi hoàn thiện chúng ta vẫn thấy được các khung xương của nó.

Các loại trần thạch cao
Hình ảnh trần nổi đơn điệu của 1 khu văn phòng
Các loại trần thạch cao
Hình ảnh trần nổi có hoa văn dùng để trang trí.

Trần nổi có các tấm thạch cao hoặc đơn điệu về màu sắc, hoặc có các tấm trần có hoa văn trang trí đa dạng có thể tùy ý chọn lựa dạng kiểu hoa văn để trang trí trần của mình thêm sinh động và đẹp hơn tùy vào ý thích của chủ nhà.

Cấu tạo của trần nổi 3 phần chính gồm: hệ ty treo, khung xương, và tấm thạch cao.

Các loại trần thạch cao
Hình ảnh cấu tạo của hệ ty treo và khung xương của trần nổi
Các loại trần thạch cao
Cấu tạo tổng quan về hệ trần nổi

Các hệ ty treo có thể được liên kết với sàn bê tông bằng tíc kê nở, cũng có thể liên kết với hệ xà gồ của mái ngói hoặc mái tôn.

Sau khi lắp đặt ty treo theo các bước thông số kỹ thuật của nhà sản xuất tiếp đó ty treo được gắn với hệ khung xương chính và phụ, tất cả đều theo các bước thông số mà nhà sản xuất đã khuyến cáo.

Tiếp đến là bước lắp đặt tấm thạch cao, tấm tạch cao lắp đặt lên khung xương cực kỳ đơn giản, các tấm trần được lắp đặt bằng cách đặt nằm gọn trong các ô khung xương đã đi trước.

Ưu điểm:

  • Thi công đơn giản, nhanh gọn do đó thời gian thi công được rút ngắn, chí phí nhân công cũng sẽ giảm
  • Vì các tấm trần không liên kết cố định bằng vít nên dễ dàng tháo dỡ, hay sửa chữa các thiết bị hư hỏng của hệ thống cấp thoát nước hay hệ thống điện kỹ thuật chạy trên trần.
  • Cấu tạo tính chất đơn giản do đó rất thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật chạy trên trần.
  • 1 ưu điểm rất hay nữa của loại trần này là chịu được biến đổi nhiệt rất tốt, ít bị co dãn sau khi thi công
  • Không cần phải hoàn thiện sơn nước. Cũng tiết kiệm được chi phí này.

Nhược điểm:

  • Thẩm mỹ không cao
  • Các tấm có kích thước cố định nên trong quá trình sử dụng nếu muốn thay đổi mẫu này mẫu kia cũng dẫn đến khó khắn
  • Không gian nhỏ sẽ dẫn đến các tấm sẽ không được đều tại các góc tường của nhà

2. Trần thạch cao chìm:

Cũng như trần nổi, cái tên gọi trần chìm cũng giúp ta dễ dàng nhận biết và phân biệt với trần nổi. Trần chìm khi hoàn thiện chúng ta sẽ chỉ thấy 1 mảng trần thạch cao cực lớn mà không hề nhìn thấy bất cứ khung xương nào, các khung xương nằm bên trên bị che khuất. Nếu sau khi hoàn thiện sơn nước nhìn nó chẳng khác gì 1 trần bê tông bình thường sau khi sơn nước.

Trần thạch cao chìm cũng được chia làm 2 loại trần phẳng và trần giật cấp;

+ Trần phẳng: như tên gọi nó là một mảng trần phẳng lỳ như 1 trần bê tông vậy

Các loại trần thạch cao

Tất nhiên khi trần phẳng như vậy cũng có ưu và nhược điểm của nó

Ưu điểm: thi công nhanh hơn, tạo cảm giác không gian được giải phóng rộng rãi

Nhược điểm: đơn điệu không có tính thẩm mỹ

+ Trần giật cấp: ta thường hay bắt gặp ở các trần phòng khách, phòng bếp, hoặc thậm chí là phòng ngủ đều có giật cấp để trang trí

Các loại trần thạch cao

Trần giật cấp là loại phổ biến mà ta thường bắt gặp ở trần của các phòng trong căn nhà.

Chính vì sự đa dạng của nó về giật cấp cao độ khác nhau nên được các kiến trúc sư ưa dùng để trang trí tạo nên sự phong phú về thẩm mỹ của không gian căn phòng.

Ưu điểm: Thẩm mỹ cao, phù hợp để trang trí được nhiều loại không gian khác nhau

Nhược điểm: Thi công khó khăn mất thời gian hơn, sữa chữa cũng khó khăn hơn.

Cấu tạo chung của loại trần thạch cao chìm:

Các loại trần thạch cao
Hình ảnh cấu tạo tổng quan của loại trần thạch cao khung chìm

Gồm 3 hệ chính: ty treo, khung xương và tấm trần thạch cao

+ Ty treo có thể là tắc kê nở, tắc kê đạn thông số bước tùy thuộc vào loại khung xương của nhà sản xuất

+ Khung xương; gồm hệ khung xương chính và khung xương phụ có những loại khung xương như khung xương tiêu chuẩn alpha hay khung xương bassi, mỗi loại có một cấu tạo khác nhau, chất lượng cũng khác nhau và tất nhiên giá thành cho mỗi loại cũng khác nhau

+ Tấm trần thạch cao cho loại trần này thường là 1,22mx2,4m được liên kết với khung xương bằng vít bắn vào tấm trần. Giữa các tấm trần được xử lý mối nối bằng lưới chuyên dụng.

Hoàn thiện tấm trần bằng bả bột và sơn nước hoàn thiện như trần bê tông nhìn đẹp mắt.

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

Mẫu trần thạch cao đẹp

40 mẫu gạch lát nền đẹp ấn tượng đa dạng hình thức cho năm 2020

Qua bài viết trên, phần nào giúp ta hiểu hơn về trần thạch cao, phân loại từng loại, cũng nắm được ưu và nhược điểm của mỗi loại. Cũng phần nào biết được mức độ chi phí của mỗi loại cũng có giá thành cao thấp khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, nhu cầu và kinh phí của mỗi người mà chúng ta chọn sử dụng loại trần nào cho phù hợp với căn nhà của mình. Chúc bạn có được sự lựa chọn phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *