Thiết kế nhà phố có tầng hầm: hầm chìm, hầm nổi hay bán hầm?

Thiết kế nhà phố có tầng hầm: hầm chìm, hầm nổi hay bán hầm?

Khi thiết kế nhà phố có tầng hầm, nhiều gia chủ thắc mắc trong vấn đề lựa chọn hình thức tầng hầm, không rõ sự giống và khách nhau giữa tần hầm chìm, tầng hầm nổi và tầng bán hầm cũng như ưu nhược điểm của từng loại. Bài viết hôm nay Xây dựng Taka chia sẻ đến bạn một số kiến trúc cơ bản về bố trí hầm khi xây dựng nhà phố.

Nhà phố có tầng hầm
Nhà phố có tầng hầm

Bố trí tầng hầm mang lại nhiều lợi ích, đảm nhận chức năng là gara đậu xe, nhà kho, sàn nước tiện lợi và tách biệt với những không gian khác, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của gia đình. Đặc biệt với những ngôi nhà nhiều thành viên chung sống, hoặc vừa ở vừa kết hợp cho thuê thì một tầng hầm có thể chứa cùng lúc nhiều xe máy là hết sức cần thiết.

Thông thường, chi phí tầng hầm sẽ rơi vào khoảng 150% diện tích sàn. Phải tuân thủ nhiều quy định, chi phí xây dựng lớn là những trở ngại khiến nhiều gia đình không thể xây dựng tầng hầm.

Phân loại tầng hầm

Tầng hầm chìm: là tầng hầm có hơn một nửa độ cao thấp hơn mặt đất.

Tầng bán hầm: là tầng hầm có một nửa độ cao ngang hoặc cao hơn mặt đất.

Tầng hầm nổi: đây là cách gọi phổ thông dành cho tầng bán hầm hoặc tầng trệt được sử dụng làm gara, nhà kho.

Quy định xây dựng tầng hầm

Theo điều 11-135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND TP. Hồ Chí Minh, có 3 quy định về việc xây dựng tầng hầm đối với những công trình nhà ở riêng lẻ như sau:

1. Phần nổi của tầng hầm không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định: tức khoảng cao độ chênh lệch tính từ vỉa hè đến sàn trệt không vượt quá 1,2m.

2. Vị trí đường xuống tầng hầm cách ranh lộ giới tối thiểu 3m: nhằm đảm bảo sự an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông và người qua đường gần vị trí cửa hầm. Quy định khoảng cách so với ranh lộ giới tối thiểu 3m giúp tạo một khoảng dừng đỗ để người điều khiển phương tiện giao thông có thể quan sát xung quanh, đồng thời giúp người qua đường thấy và tránh được phương tiện.

3. Đối với nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường: theo như quy định nếu mặt tiền nhà giáp ranh đường có lộ giới nhỏ hơn 6m thì gia chủ không được thiết kế tầng hầm cho ô tô, đây là một lưu ý quan trọng khi tìm mặt bằng xây dựng.

Ưu nhược điểm từng loại hầm

Tầng hầm chìm: do đặt sâu bên dưới mặt đất, khuất ánh sáng trực tiếp và hạn chế lưu thông không khí nên tầng hầm chìm rất tối, dễ ẩm thấp nên để sử dụng cần có hệ thống chiếu sáng và thông gió đủ tốt để có được sự trải nghiệm tốt khi sử dụng. Hàm chìm hoàn toàn tương đối ít được sử dụng đối với nhà ở.

Tầng bán hầm: có một phần cao độ vươn lên trên so với cốt nền nên không gian bên trong tầng bán hầm có thể nhận được một phần ánh sáng và gió, nếu so với hình thức tầng hầm chìm sẽ thoáng và sáng hơn khi sử dụng. Đây là hình thức hầm phổ biến đối với nhà lô phố.

Mẫu nhà phố có tầng hầm

Nhà phố có tầng hầm
Nhà phố có tầng hầm

Nhà phố có tầng hầm

Nhà phố có tầng hầm

Nhà phố có tầng hầm

Nhà phố có tầng hầm

Nhà phố có tầng hầm

Nhà phố có tầng hầm

Liên hệ Xây dựng Taka theo các thông tin bên dưới khi bạn có nhu cầu được tư vấn thiết kế, thi công nhà ở có tầng hầm hoặc gọi hotline để được kiến trúc sư trực tiếp tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *